Điểm cân bằng Nền kinh tế Robinson Crusoe

Hình 5: Điểm cân bằng trong sản xuất và tiêu dùng trong nền kinh tế Robinson Crusoe

Tại điểm cân bằng, nhu cầu về dừa sẽ bằng với mức cung về dừa và nhu cầu cho lao động sẽ bằng mức cung cho lao động.[4] 

Điều này xảy ra khi ta kết hợp hai đồ thị của người tiêu dùng và người sản xuất lại với nhau.[7] Lưu ý rằng,

MRSGiải trí, Dừa = w

MPL = w

-=> MRSGiải trí, Dừa = MPL

Điều này đảm bảo rằng các độ dốc của đường bàng quan, hàm sản xuất và đường ngân sách là bằng nhau.

Kết quả là, Crusoe sẽ tiêu dùng tại cùng một điểm nếu ông ấy ra tất cả các quyết định nói trên cùng một lúc. Nói cách khác, sử dụng hệ thống thị trường sẽ cho ra cùng một kết quả khi lựa chọn phương án tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa ích lợi cá nhân.[1] Đây là một kết luận quan trọng khi đặt nó vào góc độ vĩ mô bởi vì nó ám chỉ rằng tồn tại một tập hợp các mức giá cho đầu vào và đầu ra trong nền kinh tế sao cho hành vi tối đa hóa lợi nhuận của các doanh nghiệp cùng với hành vi tối đa hóa ích lợi của các cá nhân dẫn đến sự cân bằng của cung và cầu hàng hóa trên mọi thị trường. Điều này có nghĩa rằng điểm cân bằng cạnh tranh có thể xuất hiện. Ưu điểm của điểm cân bằng cạnh tranh là đạt được sư phân bổ hiệu quả các nguồn tài nguyên.[1] Nói cách khác, không một tác nhân kinh tế nào có thể đạt được tình trạng tốt hơn mà không làm bất kì một tác nhân kinh tế khác phải chịu thiệt.[8] 

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nền kinh tế Robinson Crusoe http://people.stfx.ca/tleo/MicroIILecture2.pdf http://www.cer.ethz.ch/resec/people/tsteger/Robins... //edwardbetts.com/find_link?q=N%E1%BB%81n_kinh_t%E... http://blogs.ft.com/maverecon/2009/03/the-unfortun... http://books.google.com/books?id=6AE6AAAACAAJ&dq=m... http://economictimes.indiatimes.com/opinion/guest-... http://www.questia.com/read/95848335 http://www.sparknotes.com/lit/crusoe http://elsa.berkeley.edu/~mcfadden/eC103_f03/Robin... http://isites.harvard.edu/fs/docs/icb.topic821018....